Để rút ngắn thời gian sấy khô và đảm bảo chất lượng đầu ra được đồng đều thì doanh nghiệp thường chọn phương pháp sử dụng bóng đèn sấy khô. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn lại đang mắc phải những lưu ý đặc biệt quan trọng dưới đây thì có thể doanh nghiệp đang chưa tối ưu được hiệu quả sấy khô. Dành 3 phút cùng Bình Minh tìm hiểu ngay!
Bóng đèn sấy khô là gì?
Bóng đèn sấy khô hay còn được gọi là bóng đèn halogen, bóng đèn sấy hồng ngoại. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đèn sấy. Khi hoạt động, bóng đèn sấy phát ra tia bức xạ nhiệt liên tục với cường độ cao, ánh sáng có màu đỏ (hồng ngoại).
Nguyên lý hoạt động của bóng đèn sấy khô
Khi bạn khởi động nguồn điện, dòng điện chạy qua dây tóc Vonfram của bóng đèn làm nóng dây tóc đến nhiệt độ thích hợp. Quá trình làm nóng này thường diễn ra trong 30 – 45s tùy vào từng vùng nhiệt độ sấy.
Xem thêm: Bóng đèn sấy UV
Khi dây tóc nóng đến mức vùng nhiệt cài đặt, nó phát ra nguồn năng lượng bức xạ nhiệt liên tục và làm bay hơi hơi nước có trong vật sấy. Tùy vào nhu cầu sản xuất mà thành phẩm sấy sẽ có trạng thái khô một phần hoặc khô hoàn toàn.
3 lưu ý quan trọng khi khi sử dụng bóng đèn sấy khô
Sử dụng bóng sấy công nghiệp trong quá trình sấy có những ưu điểm tuyệt vời như: Phương pháp này rất sạch sẽ, chất lượng thành phẩm sấy được đồng đều, tăng gấp 3 hiệu quả sấy so với phương pháp truyền thống.
Mặc dù vậy, bóng sấy công nghiệp cũng có những mặt hạn chế nhất định. Nếu doanh nghiệp nắm được những hạn chế này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không cần thiết và nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục.
Công nghệ bóng sấy khô chỉ sấy được vật sấy dạng lát mỏng.
Công nghệ bóng đèn nhiệt công nghiệp chỉ phù hợp sử dụng cho vật sấy có dạng lát mỏng. Nguyên nhân là do mức xâm nhập nhiệt vào bên trong sản phẩm của bóng sấy khá hạn chế.
Tuy có hạn chế vật sấy như vậy nhưng đối với những vật sấy đáp ứng đủ điều kiện này, sử dụng bóng đèn sấy khô chính là phương pháp bóng sấy tốt nhất cho ra sản phẩm chất lượng cao nhất.
Bóng sấy thường chỉ được sử dụng nhiều tại các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sấy trái cây, sấy bún, hải sản, các loại gỗ lát mỏng, ... Bởi vật sấy của những ngành công nghiệp này có dạng lát mỏng, bức xạ nhiệt có thể xâm nhập được vào bên trong vật sấy.
Xem thêm: Bán bóng đèn sấy hồng ngoại
Cần sử dụng nhiệt độ chuẩn để sản phẩm sấy ra thành phẩm tốt nhất.
Nếu cài đặt bóng đèn sấy khô với vùng nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với nhiệt độ tiêu chuẩn, vật sấy dễ gặp tình trạng cong vênh, nứt vỡ, biến màu, ...
Vì vậy, tìm ra vùng nhiệt độ và thời gian phù hợp nhất cho vật sấy là điều kiện tiên quyết tạo ra sản phẩm có chất lượng như mong muốn.
Bóng đèn sấy khô khá dễ vỡ.
Vỏ bóng sấy khô được làm từ lớp thủy tinh thạch anh, một loại vật liệu khá dễ vỡ nếu có lực tác động mạnh. Vậy nên, khi tháo lắp vệ sinh bóng, bạn nên đặc biệt cẩn thận để tránh gây hư hại.
Bóng đèn sấy khô vừa có ưu điểm vượt trội nhưng cũng vừa có mặt hạn chế của mình. Nếu bạn tìm hiểu kỹ về nguyên lý của sản phẩm cũng như có cách sử dụng đúng thì chắc chắn, những hạn chế này có thể khắc phục được. Nếu còn thắc mắc nào khác về thông số kỹ thuật, giá, hoặc các vấn đề khác. Hãy gọi ngay qua số hotline Băng tải Bình Minh để được tư vấn về bóng đèn sấy khô miễn phí ngay nhé!